Đặc điểm Đá_Núi_Le

Tập tin:Đảo Núi Le A.jpgĐảo Núi Le ATập tin:Đảo Núi Le B.jpgĐảo Núi Le B

Bản đồ hành chính[2][3] đều thể hiện danh từ riêng là Núi Le còn danh từ chung để mô tả thực thể là đá (reef). Về bản chất địa lý, đá Núi Le không phải là một đảo mà là rạn san hô vòng.

Rạn san hô này trải dài theo trục bắc-nam với chiều dài khoảng 9 km và chiều rộng khoảng 3,5 km. Khi thủy triều xuống thấp nhất thì rải rác có những chỗ nhô lên khỏi mặt nước.[4] Tổng diện tích mặt nước của rạn vòng này là 35 km².[5]

Hải quân Việt Nam đã đóng quân tại 2 nhà lâu bền trên đá Núi Le, được đặt tên là Đảo Núi Le A, B; có tọa độ địa lý cụ thể là (tọa độ trong ngoặc là tọa độ ghi trên bia chủ quyền):

Diện tích của các công trình nổi trên là không đáng kể. Việt Nam đã bồi đắp thêm hai bãi đất nổi khác với tổng cộng diện tích khoảng 1,69 ha (0.0169 km2)[6]. Các công trình bồi đắp này đã bị tàn phá bởi siêu bão Melor vào tháng 12 năm 2015 và hiện chỉ còn lại khoảng 0,9 ha.

Trên Đảo Núi Le A có một nhà văn hóa đa năng do ngành Ngân hàng Việt Nam tài trợ, công trình hoàn thành vào tháng 12 năm 2014.